Các công việc sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Hiện nay phong trào khởi nghiệp đang được Chính phủ, các ban ngành và toàn xã hội quan tâm. Đây là một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân và tình hình hiện tại. Vì xét cho cùng dân giàu thì nước mới mạnh. Luật sư Ths. Lê Văn Lên xin chia sẻ cùng bạn đọc những công việc sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện để tránh những rủi ro pháp lý hay bị phạt vi phạm hành chính.

1 Kiểm tra nội dung Giấy Phép Kinh Doanh (GPKD), nếu chưa chính xác, doanh nghiệp (DN) có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hiệu đính lại cho phù hợp với hồ sơ Đăng ký mà DN đã nộp.
2 Làm con dấu Công ty.
3 Công bố sử dụng công dấu (nộp tại Sở KHĐT)
4 Thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc này có thể liên hệ Sở Kế hoạch đầu tư khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hoặc liên hệ các Trung tâm hỗ trợ nghiêp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục quản lý đăng ký kinh doanh để thực hiện.
5 Treo bảng tại trụ sở công ty.
6 Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý thuế tại các quận huyện theo thông tin trên website http://www.gdt.gov.vn/, mục tra cứu thông tin người nộp thuế.
7 Lập hồ sơ khai thuế ban đầu (mua token để khai thuế qua mạng).
8 Đăng ký phương pháp tính thuế GTTT
9 Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
10 Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan ĐKKD.

11 Đặt in hóa đơn VAT.
12 Đăng ký sử dụng hóa đơn
13 Góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và báo cáo với Sở kế hoạch đầu tư.
14 Mở tài khoản doanh nghiệp và thông báo với Sở Kế hoạch đầu tư (Sau khi công bố mẫu dấu)
15 Lập sổ sách kế toán của DN.
16 Kê khai và nộp thuế môn bài. Thời hạn nộp thuế môn bài: Doanh nghiệp mới thành lập phải kê khai nộp thuế môn bài theo mẫu 01 Thông tư 156/2013 và nộp thuế môn bài trong tháng thành lập. Nếu ngày thành lập là cuối tháng doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp.
17 Kê khai thuế hàng tháng, hàng quý và báo cáo tài chính năm.
18 Đăng trình lao động với Cơ quan quản lý lao động nếu có sử dụng lao động.
19 Nộp phiếu thông tin doanh nghiệp cho cụ thuế (Sau khi có tài khoản ngân hàng)

Trên đây là những công việc đối với một doanh nghiệp thông thường. Đối với một số doanh nghiệp tùy vào điều kiện ngành nghề kinh doanh mà có cần phải có giấy phép con hay những báo cáo cụ thể khác.

Nguồn Lên Văn Lê‎ Group Quản Trị và Khởi Nghiệp

admin

Recent Posts

Tặng áo miễn phí cho các trường học xung quanh cửa hàng quần áo trẻ em

CHIẾN LƯỢC CỰC HAY GIÚP CỬA HÀNG THỜI TRANG THU HÚT KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG…

1 day ago

Ai sẽ cùng ta đi những bước chân đầu tiên bất định?

Ai sẽ cùng ta đi những bước đầu tiên? Ai sẽ cùng làm nên những…

1 month ago

Không giám sát sát sao các chỉ số tài chính, sớm muộn gì cũng bị “vã sấp mặt”

Có những lúc trong đời, mình nghĩ là mình làm chủ được mọi thứ. Và…

2 months ago

10 Kinh Nghiệm Quản trị nhân sự dành cho KTS mới khởi nghiệp

Hôm qua ngồi cafe với 1 bạn kts - giám đốc 1 cty thiết kế…

3 months ago

Mình đã “té” khi ảo tưởng sức mạnh đa dạng hoá mở rộng sản phẩm

Năm 2022, sau khi đã khá ổn với ngành máy tính Microsoft Surface, mình bắt…

3 months ago

Kinh nghiệm kinh doanh quán cháo tháng bán nghìn đơn

Tiếp tục mỗi ngày 1 câu chuyện nghề cháo dinh dưỡng. Hôm nay câu chuyện…

3 months ago