Các hiệu ứng tâm lý phổ biến ảnh hưởng đến người tiêu dùng

1. Hiệu ứng Bandwagon – Xu hướng theo đám đông

Khi người tiêu dùng thấy có nhiều người cùng mua hoặc sử dụng sản phẩm, họ có xu hướng làm theo. Đây là lý do các website thường hiển thị “có 1.247 người đang xem sản phẩm này”.

2. Hiệu ứng Snob – Càng hiếm càng muốn sở hữu

Trái ngược với Bandwagon, người tiêu dùng theo hiệu ứng Snob lại thích những sản phẩm giới hạn. Việc ghi “Limited Edition” hoặc chỉ bán 100 sản phẩm sẽ khiến họ khao khát sở hữu.

3. Hiệu ứng Veblen – Giá cao tạo cảm giác đẳng cấp

Một số người tiêu dùng tin rằng giá càng cao thì chất lượng càng tốt. Thương hiệu cao cấp thường tận dụng điều này để định giá cao hơn thị trường mà vẫn bán chạy.

4. Hiệu ứng Zajonc – Càng nhìn thấy càng thiện cảm

Sự tiếp xúc lặp lại khiến người tiêu dùng có cảm tình với thương hiệu. Do đó, chiến lược quảng cáo retargeting trên Facebook hay Google là minh chứng rõ nhất cho hiệu ứng này.

5. Hiệu ứng Anchoring – Ấn tượng đầu tiên quyết định

Giá đầu tiên mà người dùng nhìn thấy sẽ tạo mỏ neo để họ so sánh. Ví dụ, khi hiển thị giá gốc 2.000.000đ rồi giảm còn 1.200.000đ, người mua sẽ cảm thấy “hời” dù giá thật có thể chỉ 1.200.000đ.

6. Hiệu ứng Caligula – Cấm thì càng tò mò

Nếu bạn nói “Đừng nhấn vào đây nếu không muốn giảm giá”, người đọc sẽ bị kích thích và muốn nhấn thử. Chiêu trò này rất phổ biến trong tiêu đề email hay banner quảng cáo.

7. Hiệu ứng Diderot – Mua một, kéo theo nhiều

Người tiêu dùng có xu hướng đồng bộ hóa sản phẩm. Ví dụ, khi họ mua iPhone, họ cũng sẽ mua AirPods, Apple Watch hoặc MacBook để tạo một hệ sinh thái đồng nhất.

8. Hiệu ứng Windsor – Tin vào người khác

Khách hàng tin vào lời giới thiệu của người khác hơn là nội dung từ thương hiệu. Vì vậy, việc dùng đánh giá khách hàng, review người nổi tiếng có tác động rất lớn.

9. Nguyên lý đáp trả – Cho đi để nhận lại

Khi doanh nghiệp tặng mẫu dùng thử, e-book miễn phí hoặc voucher, người tiêu dùng sẽ cảm thấy “nợ” và có xu hướng mua hàng để đáp lại.

10. Hiệu ứng quyền uy – Niềm tin vào chuyên gia

Sử dụng lời khuyên từ bác sĩ, kỹ sư, người có chuyên môn trong quảng cáo giúp tăng độ tin cậy. Đây là lý do các thương hiệu dược phẩm hay thực phẩm chức năng luôn có hình ảnh bác sĩ.

Nguồn Viecoi

Pin It

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *