Trong một lần dậy Modul : ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH, một học viên đã hỏi tôi lúc giải lao:
· Cô ạ, không hiểu sao, một công ty đối thủ của bên em, cùng tham gia thầu với công ty em, mà họ đưa ra giá thấp hơn cả giá vốn. Em không thể hiểu nổi tại sao họ lại bán thấp hơn giá vốn được. Như thế thì làm gì có lãi.
Tôi hỏi lại anh:
· Anh có biết giá vốn ( giá thành ) được kết cấu thế nào ko?
· Em không rõ, nhưng về nguyên tắc, giá bán phải cao hơn giá vốn. Nếu giảm giá thành, thì chỉ có thể làm giảm chất lượng sản phẩm mà thôi. Cho nên, nếu bên họ đưa ra giá thầu thấp hơn giá vốn, thì không thể có lãi được, hoặc chất lượng sản phẩm không đảm bảo được. Họ trúng thầu và làm công trình rất chất lượng. Bí mật của họ là gì?
Thế đấy, bạn có nghĩ như anh bạn này không? Còn tôi thì cho là anh ta đã không hiểu đòn bẩy kinh doanh.
BÍ MẬT VIỆC ĐỊNH GIÁ BÁN THẤP HƠN GIÁ VỐN hay ĐÒN BẨY KINH DOANH
Ngoài việc doanh nghiệp định giá bán theo chiến lược maketing, thì DN cần phải biết kết cấu chi phí trong giá thành, cách tính giá bán trên giá thành (giá vốn) và cách sử dụng đòn bẩy kinh doanh.
Nếu bỏ qua ảnh hưởng của thị trường, DN tính giá bán theo công thức sau:
Giá bán = Giá thành + CP Quản lý + CP Bán hàng + CP Tài chính + Lợi nhuận kỳ vọng
Giá thành, và các khoản chi phí được phân loại theo chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Chi phí biến đổi phần mà nhất định DN phải thu hồi trong giá bán.
Tỷ trọng chi phí cố định trong giá thành sẽ tùy thuộc vào việc DN sử dụng đòn bẩy kinh doanh thế nào. Thậm chí, tùy thuộc vào việc doanh nghiệp định giá cho đơn hàng, hay lô hàng đó thế nào, để phân bổ chi phí cố định vào giá thành cho phù hợp.
Thông thường, các bạn thường nghĩ : Chỉ nên tiết kiệm chi phí lãng phí, nếu giảm giá thành, đồng nghĩa với giảm chất lượng sản phẩm. Nhưng kế toán quản trị chỉ cho bạn thấy việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh, khiến giá thành giảm, nhưng không hề làm giảm chất lượng sẩn phẩm.
Đòn bẩy kinh doanh là gì?
Đòn bẩy kinh doanh là việc sử dụng các tài sản có chi phí cố định kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE). Nói cách khác, đây là các thức sử dụng chi phí cố định kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm làm giảm giá thành sản phẩm
Đòn bẩy kinh doanh được ví như “con dao hai lưỡi”
Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh cao thể hiện rằng doanh nghiệp đó có đòn bẩy kinh doanh lớn và ngược lại. Đòn bẩy kinh doanh cao cũng cho thấy, một sự thay đổi nhỏ về doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
Tuy vậy, sử dụng đòn bẩy kinh doanh cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bởi lẽ, khi đòn bẩy kinh doanh cao, đồng nghĩa rằng sản lượng hòa vốn kinh tế cũng lớn. Do vậy, nếu doanh thu của doanh nghiệp giảm sút sẽ làm cho lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm sụt nhanh hơn. Và nếu doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ càng thua lỗ nặng nề hơn so với doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh thấp hơn.
Nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp, giám đốc tài chính, kế toán trưởng hay Giám đốc Điều hành CEO. Nó giúp nhà quản lý thấy được mối liên hệ giữa thị trường yếu tố đầu ra với quyết định quy mô kinh doanh và quyết định đầu tư vào các loại tài sản, từ đó ra quyết định đầu tư một cách hợp lý, gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Bùi Thị Lệ Phương | Centax
Fb: fb//buithilephuong.centax
Lời bình: Cả bài viết của chị Phương chủ yếu toát lên một ý như tiêu đề do tôi đặt ra: "Làm thế nào để công ty bán hòa vốn nhưng vẫn có lợi nhuận?".
Tức là thế này: Công ty sẽ chấp nhận hòa vốn hoặc bán lỗ nhưng sẽ thu được 1 khoản tiền về trước. Khoản tiền đó sẽ được công ty dùng vào việc đầu tư kinh doanh khác. Việc đầu tư này sẽ tạo ra một khoản lãi và khoản lãi này có thể sẽ lớn hơn khoản lỗ trước đó. Như vậy về tổng thể công ty vẫn có lãi.