Mô hình chiến lược mua hàng Kraljic

“Chiến lược mua hàng được xem là tổng hợp các quyết định phối hợp hoạt động dựa trên phương thức, đổi mới và triển khai các nguồn lực mua sắm để hỗ trợ những sáng kiến chiến lược tổng thể, hướng tới đạt mục tiêu và tầm nhìn trong dài hạn của doanh nghiệp.” Vũ Thị Như Quỳnh

Xác định chiến lược bằng mô hình chiến lược thu mua của Kraljic

The Kraljic Portfolio Purchasing Model.

Mô hình thu mua của Kraljic là một mô hình được sử dụng để xác định các chiến lược mua hàng khác nhau cho mỗi sản phẩm (hay dịch vụ), cho phép doanh nghiệp phát triển các chiến lược khác nhau đối với mỗi nhà cung cấp để quan tâm tới mỗi nhà cung cấp một cách phù hợp.

Cách xác định chiến lược:

- Tất cả các sản phẩm (và dịch vụ) trước hết phải được phân nhóm. Một nguyên tắc hữu hiệu trong việc nhóm các sản phẩm là đánh giá liệu có thể mua các sản phẩm tại một hay nhiều nhà cung cấp một cách hợp lí hay không.
- Sau đó tính toán tác động tài chính và rủi ro nguồn cung được xác định cho từng nhóm sản phẩm:
+ Tác động tài chính: liên quan tới việc một hạng mục cung cấp tác động lên lợi nhuận, được đo lường bằng các tiêu chí như: lượng mua, tỉ trọng trên tổng chi phí mua hàng và tăng trưởng kinh doanh. Số lượng mua hoặc tổng tiền liên quan càng lớn, tác động tài chính càng cao.
+ Rủi ro nguồn cung: liên quan tới độ phức tạp của nguồn cung, được đánh giá theo các tiêu chí như: độ sẵn có, số lượng nhà cung cấp, nhu cầu cạnh tranh, cơ hội tự thực hiện hay mua ngoài, rủi ro lưu kho, và các khả năng thay thế. Nguồn cung cho một sản phẩm chỉ từ một nhà cung cấp mà không có nguồn thay thế thường là dấu hiệu của rủi ro nguồn cung cao.

- Kết quả ra các chiến lược:
+ Strategic Products (sản phẩm chiến lược): Chiến lược mua hợp tác hay phối hợp, duy trì mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp.
+ Leverage Products (sản phẩm đòn bẩy): Chiến lược mua đấu giá hoặc đấu thầu.
+ Bottleneck Products (sản phẩm trở ngại): Chiến lược mua bảo đảm duy trì nguồn cung, giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Non-critical or Routine Products (sản phẩm không quan trọng). VD: VPP: Chiến lược mua hàng nhắm tới việc giảm thiểu phức tạp trong hành chính và giao vận, đơn giản hóa và giảm thiểu sự phức tạp nhiều nhất có thể.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Pin It

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *