Do đăc thù ngành nghề, phần lớn nhân viên công ty mình đều ở độ tuổi 21-23. Kinh nghiệm không nhiều nhưng cũng xin chia sẻ 1 vài ý mà cá nhân mình nghĩ là hữu ích trong việc quản lý nhân sự trẻ:
1. Làm bạn:
Đừng tỏ ra qúa nghiên túc, đạo mạo. Ăn mặc giống họ, ngồi cùng dãy bàn, ăn uống cùng họ, ...Mình tạo nhiều group trên skype và FB , có group bàn côngg việc dự án, có group chỉ để tán gẫu linh tinh. Duy trì bầu không khí vui vẻ, thỏai mái.
2. Kỷ luật:
Thoải mái sẽ rất dễ dẫn đến vô kỷ luật, 1 điểm yếu cố hữu của người trẻ. Vì vậy, cần "protect" sự thoải mái bằng các quy định bằng văn bản rõ ràng đến từng bộ phận. Đi trễ vẫn bị phạt theo số phút, gửi báo tuần chậm là ăn warning letter. Chăm sóc KH ko chu đáo sẽ bị "nhịn" new lead data trong 1 tháng, sa thải ngay lập tức nếu có biểu hiện gian dối, tiêu cực....
3. Những thứ cơ bản nhất:
Đa số các sinh viên mới ra trường đều không có kỹ năng nền tảng để làm việc. Cần có những guidline document thật sự basic và chi tiết để dẫn dắt họ. Từ cách đặt chữ ký dưới email, các gửi email ra ngoài, cách ăn mặc sao cho chuyên nghiệp, cách làm 1 file excel, ppt ....
Những thức basic nhất đều cần phải đưa vào quy trình training.
4. Cầm tay chỉ việc từng nhân viên:
Bắt buộc phải cầm tay chỉ việc và đào tạo ra những người biết cầm tay chỉ việc. Người trẻ rất dễ nản. Nếu để "tự bơi" sẽ dễ "chết đuối". Nhưng người trẻ cũng rất dễ hứng phấn. Nếu đạt được 1 chút thành công "rô đai" ban đầu thì sẽ "máu chiến" rất kinh. Phải giúp họ rô đai.
5. Mạnh dạn giao quyền cho trưởng nhóm:
Tổ chức công ty theo mô hình lớp học, hay đội bóng. Chọn thằng đá ổn và biết quan tâm anh em làm "đội trưởng" (ưu tiên yếu tố 2 hơn) . Điều cốt lõi, những đội trưởng này cần quán triệt tư tưởng : nhiệm vụ của leader là bảo vệ và thúc đẩy anh em , không phải làm nhà "chỉ đạo", "ra lệnh"... Quan trọng hơn, leader bắt buộc phải có benefit trên năng suất của team mình.
6. Trở thành "tấm gương sáng":
Người trẻ cần nhìn vào 1 ai đó để định hướng cách làm việc của mình. Khác với các DN có nhân sự "cứng" , lãnh đạo có thể chỉ ngồi trên cao hoặc đứng phía sau "thúc đít" team. Ở 1 DN trẻ, lãnh đạo vừa phải làm nhiệm vụ định hướng, vừa phải xông pha ra trận và trình diễn khả năng của mình để "inspire" đội ngũ. Mệt gấp đôi 🙂
7. Tập trung vào tính đội nhóm:
Tôi đã bỏ chính sách thưởng cá nhân xuất sắc nhất và thay vào đó là thưởng cho team đạt / vượt KPI. Việc này khiến mỗi người tự ý thức support đồng đội.
Tính đấu đá, tự mãn của ngừoi trẻ là rất cao. Đừng để nó làm vỡ team.
8. Minh bạch tuyệt đối:
Người trẻ ko có những toan tính lớn. Họ quan tâm đến những thứ thiển cận nhất.
Chúng tôi có internal tool để quản lý hiệu suât đội nhóm. mọi chính sách thưởng phạt đều được công thức hóa và update gần như realtime. Mỗi cá nhân luôn biết mình đã làm được gì và sẽ nhận được gí. Chỉ cần 1 lần "bất minh" , niềm tin của nhân sự vào cty sẽ không còn.
9. Lượng hóa tối đa mọi chỉ tiêu:
Bất cứ việc gì giao xuống nhân viên, đều phải được số hóa đến tận cùng: em phải trả lời mail KH trong vòng 1 tiếng, làm cho anh tài liệu này deadline 17h thứ 5 nộp, plan này phải gửi KH sáng mai , làm được bao nhiêu % cũng phải gửi, k dc chậm trễ ....
Với ngừoi trẻ, tuyệt đối ko được "tùy em"
10. Nói về những thứ bình dị nhất:
Đừng hô hào về vision, IPO, gọi vốn....Người trẻ chẳng hiểu gì đâu. Và họ cũng k quan tâm. Đó là việc của ông chủ. Hãy inspire họ bằng những thứ bình dị nhất, liên quan đến công việc mỗi ngày. Hầu hết mọi người đều mưu cầu 1 cuộc sống bình dị, nhẹ nhàng, hạnh phúc.
11. Khai sáng:
Đây là việc tôi nghĩ là khó nhất. Người trẻ là "vô minh". Đặc biệt với giáo dục VN, đa số sinh viên ra trường đi làm chỉ để mưu sinh, không biết mình muốn gì, tại sao phải làm việc đó, nó có ý nghĩa gì...? Cty ko thể phát triển với 1 đội ngũ "mông lung" như vậy.
Nhiệm vụ nan giải nhất của lãnh đạo là khiến nhân viên tìm ra ý nghĩa cuộc đời trong công việc và duy trì được lửa nhiệt huyết. Muốn khai sáng nhân viên thì nhà quản trị phải khai sáng chính mình trước.
(Au Tran - CEO Revu VN) - Mong nhận nhiều gạch đá.