30 điều cần nhớ khi chuẩn bị mở công ty

1. Công ty nhỏ hoàn toàn dựa vào ông chủ, không dựa vào nhân viên.
2. Năng lực con người phải vô cùng mạnh mẽ mới có thể mở công ty, làm ông chủ.
3. Làm sếp phải hiểu rõ mỗi vị trí và mỗi công việc trong công ty của mình, có thể làm được những công việc đó hơn nữa còn làm không tệ.
4. Không cần phải tiêu tốn tinh lực để quản lý, đào tạo nhân viên. Hãy để tinh lực đó cho mỗi công việc cụ thể hàng ngày.
5. Trách nhiệm của sếp chính là bảo đảm cho mỗi công việc hàng ngày đều được hoàn thành ở mức độ cao, dốc sức tránh cho mọi thứ rối tung lên, nhân viên có thể làm được thì cứ để nhân viên làm, khi nào nhân viên làm không được nữa thì bản thân tự làm.

6. Chú trọng vào tài vụ, xây dựng thói quen tài chính tốt (ví dụ như đối với các khoản thu - chi, xem xét tồn kho, xem xét chi tiết ngân hàng), ngay từ đầu phải sử dụng phần mềm quản lý tài chính và có chuẩn mực hệ thống tài chính. Không nên tiết kiệm tiền để thuê nhân viên tài vụ, lương cao một chút cũng không sao nhưng nhất phải có đầu óc sáng suốt.
7. Kiếm được tiền rồi cũng đừng vội mở rộng kinh doanh, trước hết hãy mua nhà để chừa cho bản thân một con đường lui.
8. Mục tiêu kiếm lợi nhuận là hợp lý. Nếu như công ty hiện tại của bạn đang kiếm ra tiền, thì đừng cảm thấy nhân công chưa phù hợp, mô hình chưa hợp lý, v.v. Chỉ cần kiếm được tiền thì đừng mù quáng tối ưu hóa gì cả. Ngược lại, nếu công ty không kiếm ra tiền thì nhất định có vấn đề ngay cả khi mọi thứ khác đều trông có vẻ rất hợp lý.
9. Khi công ty ăn nên làm ra, tuyển chọn kỹ càng được một vài nhân viên xuất sắc, sau này khi công ty thua lỗ, đừng nghĩ rằng thay thế những nhân viên này là có thể vượt qua khủng hoảng.
10. Nhất định không được phép thể hiện thất vọng hay đau khổ, trước nội bộ công ty phải thể hiện một mặt tích cực. Nói một cách thẳng thắn, đó là để bản thân được thuận lợi, bởi vì chỉ có tích cực mới có thể giúp bạn có tinh thần chiến đấu. Đừng quan tâm rằng hành động của bạn có kì quặc không, có hợp tình hợp lý không, cảm nhận của bạn vẫn là quan trọng nhất.

11. Đừng nghĩ đến việc công ty sẽ lên sàn niêm yết bởi vì việc này có xác suất cực kì thấp. Mở công ty là để kiếm tiền, đảm bảo kiếm được nhiều hơn so với đi làm công là được rồi. Trước hết là kiếm tiền để nửa đời sau không phải lo về cơm ăn áo mặc, sau đó mới nói đến kế hoạch khuyến khích hay kế hoạch phát triển gì đó.
12. Thời thế tạo anh hùng chứ không phải anh hùng tạo thời thế. Vì vậy, làm cho một công ty lớn mạnh hơn thực chất là dựa vào cơ hội tốt. Khi nhận thấy cơ hội đến và tiền tự động chảy vào túi thì có thể mở rộng quy mô, còn không thì không nên đi mở rộng một cách mù quáng.
13. Làm sếp bắt buộc phải giỏi bán hàng và ký đơn hàng dù cho xuất thân từ kỹ thuật, quản lý hay bán hàng đi chăng nữa.
14. Nắm bắt những khách hàng lớn và buông bỏ những khách hàng nhỏ. Khách hàng lớn chất lượng cao là nguồn lực trọng điểm của các công ty nhỏ, nên chú trọng vào những khách hàng này.
15. Đối với hoạt động kinh doanh tín dụng, thà từ bỏ hoặc giới thiệu người khác chứ đừng tự mình làm dù cho có tiền hoa hồng.

16. Phải tìm được một đối tác vừa ý, đừng tạm bợ. Còn việc người ta nghĩ gì về bạn thì nói sau.
17. Hãy trung thực và có trách nhiệm, đồng thời tạo dựng danh tiếng của mình trong và ngoài công ty. Đừng gian dối hay trốn tránh trách nhiệm chỉ vì một chút lợi nhuận.
18. Học cách tích hợp các nguồn lực để làm ăn, tận dụng lợi thế của các cá nhân và công ty mà bạn quen biết, lôi kéo họ cùng kinh doanh một lĩnh vực nào đó, giới thiệu tài nguyên cho nhau và cùng nhau phát triển.
19. Kỹ năng xã giao nhất định phải có, không cần phải thông thạo miệng lưỡi nhưng ít nhất cũng phải đạt trên mức trung bình, nếu không thì đừng làm sếp.
20. Không nên mượn tiền hay vay vốn để phát triển. Nếu như huy động vốn thì chính là đang ký vào một ván cược rất nguy hiểm.

21. Không thể dễ dàng tham gia hoạt động R&D và mở công xưởng sản xuất.
22. Không để áp lực tài chính quá lớn. Nếu như đã chịu áp lực tài chính hơn một năm, phải nhanh chóng sa thải nhân viên, nếu không càng níu giữ càng nguy hiểm.
23. Cố gắng gặp gỡ nhiều người trong ngành, mở rộng mạng lưới quan hệ, duy trì quan hệ với những người có cùng tần số. Không nên sùng bái người thân hay bạn bè, cùng tần số với nhau mới là nền tảng của sự kết nối. Nếu như cảm thấy không cùng tiếng nói thì nhanh chóng đổi người khác.
24. Sản phẩm cũ nếu vẫn bán được thì tiếp tục bán, không bán được thì cắt bỏ, xem các sản phẩm mới trong ngành. Nếu như có tinh lực, nhất định phải tự mình theo dõi các điểm nóng cũng như sản phẩm mới trong ngành.

25. Đừng tham gia vào cờ bạc hay ma túy, đừng làm những việc phi pháp và đừng kể cho người khác về những điều xấu mà mình đã làm.
26. Cần phải có một người bạn hiểu biết về pháp luật. Càng ngày càng có nhiều tranh chấp pháp lý khi thành lập công ty nên việc dự phòng pháp lý là điều bắt buộc.
27. Đừng làm việc quá sức mà hủy hoại sức khỏe của bản thân. Làm sếp cần phải đặt sức khỏe lên hàng đầu. Một khi cơ thể suy sụp, công ty cũng sẽ sớm sụp đổ.
28. Sau khi đã có không ít lợi nhuận rồi thì kiếm tiền chậm lại một chút cũng không sao cả. Cơ thể, tâm trạng và cuộc sống gia đình vẫn quan trọng hơn. Đồng thời cố gắng mang lại cho nhân viên động lực lớn hơn để tăng tính chủ động. Có thể cân nhắc chờ đợi cơ hội đến hoặc ra ngoài để tăng cường kết nối xã hội và tìm kiếm những cơ hội lớn.
29. Muốn mở rộng thì trước hết phải có tướng rồi mới có lính. Tướng không phù hợp thì bao nhiêu lính thuê đều là mù quáng. Đừng bao giờ thuê những người cần đào tạo, thay vì thế hãy chi nhiều tiền hơn để thuê những người có kinh nghiệm. Chất lượng hơn số lượng, thay vì tuyển quá nhiều nhân viên thì hãy cố gắng tìm được người lợi hại. Đội nhóm phải có nhân viên kỳ cựu dẫn đầu, nếu không có phải tuyển thêm người mới thì trước tiên hãy xoa dịu tâm lý của những nhân viên cũ.
30. Nếu muốn tham gia vào hoạt động R&D và sản xuất nhất định phải dự trữ số tiền gấp ba và thời gian gấp đôi bởi vì cực kì dễ mất kiểm soát.

Nguồn: Phương Thảo

Pin It

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *