Chiến lược của NÓN SƠN

Mặc dù làm Nón Sơn không lâu, nhưng cũng xin chia sẽ trả lời câu hỏi “ Nhìn cửa hàng Nón Sơn có khách đâu, mà sao nhiều cửa hàng vậy” . thì xin trả lời như sau

1. Thời điểm mình phụ trách với vai trò Head of Marketing tại Nón Sơn, thì riêng website chính của hãng, 1 tháng đã có doanh số trung bình trên X tỷ => doanh số trung bình hàng năm của Online là khoảng xx tỷ ( đặc biệt hơn, 90% traffic của website là organic, Nón Sơn đổ paid media rất ít, đa phần khách hàng truy cập vào website vì đã quá quen thuộc với thương hiệu => Giá trị làm thương hiệu tại đây, khách hàng chủ động tìm đến thương hiệu)

2. Cách làm khuyến mãi đơn giản, nhưng hiệu quả : Làm sao để giúp cho doanh số online tăng trưởng mà không quá ảnh hưởng đến cửa hàng. đó là nếu bạn mua trên web, thì đc phép mua 1 cái nón bảo hiểm với giá trung bình 350k. Còn khi mua tại cửa hàng, thì sẽ mua 1 tặng 1 với giá 700k. Xuyên năm Nón Sơn chỉ chạy CTKM này và rất hiệu quả

3. Lựa chọn mặt bằng với tiêu chí : Làm sao cho làm được bảng hiệu thật to, không cần cửa hàng quá lớn. Bao nhiêu năm nay, tiêu chí chọn mặt bằng ở các tỉnh hay ở các TP lớn của Nón Sơn là vậy, cửa hàng ko cần lớn ( có những cửa hàng chỉ 20m2) nhưng đặt được 1 cái POSM lớn ở mặt tiền. Mục đích ở đây là quảng cáo nhằm phát triển thương hiệu, chứ ko bán hàng. Nón Sơn có thể mới tới 200 cửa hàng, 70% là của hàng theo quy chuẩn như vậy. Lợi ích : Chỉ cần doanh số đủ chi trả mặt bằng và nhân viên ( mặt bằng nhỏ nên chi phí thuê và setup rẻ, mỗi ca 1 nhân viên nên chi phí nhân sự thấp) => xem như được Free tiền đặt biển bảng quảng cáo ( có những vị trí nếu mà đưa cho công ty bán quảng cáo, có thể thu ít cũng 1-2 tỷ/ năm)

4. Làm chủ công nghệ và sản xuất : Có nhiều người không biết rằng, Nón Sơn làm chủ dây chuyền sản xuất từ đầu vào đến đầu ra => chi phí giá thành rẻ.

5. Vận hành chuyên nghiệp : Nón Sơn có 1 trung tâm điều hành toàn bộ cửa hàng thong qua hệ thống Camera, với tiêu chí : Khách hàng vào cửa hàng là phải có đơn hàng, các thắc mắc của khách hàng…. Nếu cửa hàng ko xử lý được, bộ phận ở trung tâm điều hành sẽ gọi điện trực tiếp tới cửa hàng để giải quyết thắc mắc của khách hàng.

Còn nhiều lắm nhưng không tiện chia sẽ, nhưng cho cùng, một thương hiệu muốn sống khoẻ, phải biết làm Thương Hiệu

Nguồn: Hoàng Trường

Pin It

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *