Doanh nghiệp sản xuất ở quê có thể làm được gì?

Mấy nay hem có thời gian viết bài vì hot trend "Chanh Sả gừng" đây, mình chỉ mới có làm Sả sấy khô phục vụ bà con thôi mà chạy muốn xỉu, ngày nào cũng sản xuất tới tận 9,10h tối để kịp hàng. Sáng thì làm bốc vác Sả, chiều thì làm Shipper Sả, Tối còn làm sổ sách kế toán, đơn hàng, ghi nhật ký chế biến sản xuất. Nên mới mấy ngày mà nhan sắc để đi xuống nhẹ, mắt đã thâm hơn, tay bị phồng nhẹ, lưng mỏi, mấy cục mụn được nổi lên gương mặt thanh tú đen xạm của tui. Tuy vẻ bề ngoài hơi xuống xíu, nhưng trong tâm tui nhảy múa rộn ràng vì hạnh phúc. Hạnh phúc vì mỗi sản phẩm mình bán ra là người nông dân trồng sả họ sẽ có thu nhập tốt hơn, hạnh phúc vì giúp được những người hàng xóm mình có thêm thu nhập, và hạnh phúc vì mỗi sản phẩm đến với khách hàng là giúp Khách hàng được cải thiện sức khỏe những lúc cần thiết như thế này.

Mấy hôm nay giãn cách chỉ thị 16 nên việc di chuyển rất khó khăn cho mọi người, chợ nông sản thì đóng, xe vận chuyện cũng không đi nhiều, người nông dân chở hàng đi bán cũng không được, mà kênh tiêu thụ truyền thống trước giờ là 90% là đi theo kênh các chợ đầu mối. Mấy hôm trước mình có lên xin giấy di chuyển ở UBND Xã thì hàng người xếp hàng dài để được xin giấy, có người rẫy xa thì khóc ròng vì không tưới nước được, anh thợ hồ, thợ điện, thợ mộc thì mất việc làm. Nói chi xa nhà cô Hai hôm bữa mình có kể trong bài viết "Chuyện làm đẹp cuối tuần" là hàng xóm của nhà mình, cô Hai thì bán bánh căn, bánh xèo ngày kiếm được khoảng 100k tiền lời đi chợ hàng ngày, Nhà cô có cô, vợ chồng con cô, và hai cháu, Con cô là anh G là thợ điện, thợ mộc, thợ máy, cái nào anh cũng giỏi lại chăm chỉ nữa, nhà cửa điện đài, máy móc rồi lắp pin năng lượng mặt trời cái nào cũng làm được. Nhưng mùa này ảnh nói ảnh thất nghiệp vì không đi làm được, ảnh hỏi mình em có cần vk ck anh làm sả phụ không chứ ở nhà mà không làm gì thì không có thu nhập, dịch mới mấy ngày mà đói luôn không biết kéo dài thì lấy gì ăn, với lại ở không rất buồn chán. "Đúng là người chăm chỉ, chịu khó họ luôn làm cho mình bận rộn, tìm việc để làm cũng chả có cái quái gì phải sỉ với chả diện hết, thật đáng trân trọng" Nghe ảnh nói mình thầm nghĩ như vậy trong lòng. Mình suy nghĩ một hồi về lời nói của ảnh và gia đình nhà cô Hai từ trên đường chở Sả về nhà, và mình nghĩ đến nếu Covid này kéo dài thì làm sao những gia đình như nhà cô Hai có thể duy trì cuộc sống được.

Vừa về đến nhà mình chạy sang nhà hỏi nhờ vk ck anh G qua Làm Sả phụ giúp để có thể giúp anh chị có thêm thu nhập.
Nhờ có anh G mà hơn 30kg Sả cắt trong một buổi chiều là xong, trong lúc đó mình còn đi chở Sả mới cho ngày mai, Hương còn phải đóng gói hàng, vừa coi mẻ Sấy hiện tại. Hương quay sang bảo mình nếu công ty mình lớn hơn mình sẽ mời anh G về làm Kĩ thuật cho công ty thì rất tuyệt vời luôn vì ảnh sáng tạo ghê lắm, cắt có xíu đòi chế luôn cái máy cắt sả nữa chớ cho nhanh hơn đỡ mỏi tay. Dân nhà nghề có khác. Ngoài ra mộc của ảnh rất Pro luôn nhé, anh chị em nào có đặt hàng bàn ghế trong nhà ở Ninh Thuận mình giới thiệu cho ảnh có thêm thu nhập mùa này nhen.

Cho "cá" thì ăn cũng hết, còn cho công việc thì như cần câu vậy có thể giúp cho người khác tự chủ được cuộc sống của mình. Mình nghĩ một người tự chủ thì bớt áp lực cho gia đình, một gia đình tự chủ có thể bớt đi áp lực lên cho xã hội.
Qua việc này mình nghĩ về ý nghĩa xã hội của một doanh nghiệp sản xuất đặt tại thôn làng có thể làm được gì? Qua mùa Covid này như một phép thử vậy, chỗ nào yếu kém, không hiệu quả sẽ được hiện ra hết, hàng hóa thì tồn đọng, vận chuyển hàng tươi rất khó khăn, mà nông sản chỉ bán phụ thuộc nguyên liệu tươi thì giá thấp, lại bấp bênh, dễ hư hỏng. Thay vì phải chở cả 100kg Sả thì bây giờ chỉ gói gọn khoảng 10kg Sả khô đóng gói chỉ có vài chục túi thôi, vừa dễ vận chuyện, dễ bảo quản mà sử dụng lại tiện lợi cho khách hàng nữa. Qua quá trình chế biến như vậy thì chính doanh nghiệp sản xuất cũng làm cho giá trị nông sản tăng cao hơn, còn nếu qua sự sáng tạo thêm để chế biến sâu thi giá trị cao hơn nữa thì từ đó doanh nghiệp của mình có thể mua lại nông dân giá cao hơn, chứ từ khi về quê tới giờ mình nghe rất nhiều câu chuyện người làm nông ai cũng thật sự khó khăn vì thời tiết biến đổi, công cán lại cao, phân bón thì tăng mà giá bán thì không thấy lên. Cứ vậy mà người ta bỏ sứ đi vô Bình Dương Sài Gòn hết, chỉ còn lại mảnh vườn xơ xác, hoang tàn.

Ngoài gia tăng giá trị nông sản ra thì doanh nghiệp càng lớn lên, trước tiên là tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người, tiếp đến là một môi trường làm việc thật tốt để nhân viên phát triển. Mình rất thích tư tưởng và triết lý của Inamori Kazuo "mục đích của kinh doanh là mang lại hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên".

Mình chỉ buồn là lúc này lực mình còn nhỏ quá, không làm được gì nhiều, chỉ giúp được vài ba tạ Sả thôi, chẳng suy nhê vào đâu cả trong khi còn nhiều mặt hàng nông sản khác nữa. Có cái mấy sấy lạnh mà nó chạy công suất gần như 24/24 mấy ngày qua nhìn mà muốn tội luôn hihi. Mình đứng bên cạnh nói với nó "em ráng nghe để anh ráng cày để rước anh trai hàng to to cỡ 100-200 ký ấy về sum hợp" Hehe. Giờ bịnh quá nói chuyện với cả máy móc kk.

Nên mục tiêu tiếp theo của mình sẽ là xây dựng nhà máy tại quê nhà.

Rồi vài ba năm nữa mục tiêu đó sẽ thành hiện thực. Lúc đó mình tưởng tượng đến một không khí lao động hăng xay của anh em cộng sự trong công ty, những nụ cười của những người nông dân và cả những nụ cười, niềm hạnh phúc của mọi người khi cùng nhau tạo ra sản phẩm tử tế, chất lượng cao đến cho khách hàng bằng nông sản, đôi bàn tay và khối ốc của chính người Việt. Hạnh phúc đích thực là khi hạnh phúc cùng nhau.

Viết tới đây thôi bữa sau viết tiếp về ước mơ vì có ai đánh thuế ước mơ đâu nè.

Bạn giữ gìn sức khỏe nhé, nhớ ord…er Sả sấy khô để uống làm trà cho giữ ấm cơ thế, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng mùa dịch này nhen. Mà nhớ mua kèm chùm ngây nữa vì Sả, Gừng có tính nóng, ấm nên cần chùm ngây có tính mát để Cân bằng. Nếu ví Sả, gừng là Thanh (thanh lọc) thì Chùm ngây là Điều, Bổ (Bổ sung dinh dưỡng) thì cơ thể sẽ cân bằng từ đó mà phòng được bệnh.

TH FOODS
Le Trung Thu

Pin It

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *