Tuần vừa rồi, tôi có buổi nói chuyện thú vị với một bạn làm Hành chính. Buổi nói chuyện diễn ra trong một buổi chiều nhẹ nhàng mát mẻ của những ngày hè. Buổi nói chuyện làm tôi băn khoăn và thực muốn nhận được tư vấn của cả nhà.
Khởi đầu câu chuyện bằng việc mô tả các công việc của bạn. Bạn nhiệt tình nói: “Em thấy em chả có việc gì cả”. “Thật không em?”. “Em thật. Do không có việc gì nên anh Giám đốc giao cho em việc kiểm tra lỗi và phạt. Mỗi lỗi phạt là 20.000 VND. Em cứ kiểm tra thấy lỗi là chụp ảnh rồi up lên zalo cho mọi người cùng biết. Cuối tháng trừ vào lương”. Trao đổi kỹ hơn thì đúng là thế thật. Cứ cái gì không đúng theo quy định là phạt. Quy định thì có đủ cả. Từ quy định của phòng ban cho đến nội quy. Tóm lại cứ cái gì họp thống nhất xong là có thể phạt được.
Mầy, không điền thông tin à? Đến trưa mai không thấy. Phạt 20k luôn.
À, cậu kia ăn xong không vứt rác nhé. Chụp cái up zalo. Phạt 20k.
Đi làm muộn, phạt cái đã. Không cần biết. 20k
Cái gì, không gập ghế? Phạt tiếp 20k.
…
Bạn Hành chính vì thế mà làm không hết việc. Bạn kiểm tra tất từ kinh doanh cho đến kế toán. Viết sai hóa đơn tôi cũng phạt. Một hệ thống dường như rất hành chính. Cuối tháng thế là có mấy triệu bổ sung vào quỹ công đoàn. Anh em tha hồ liên hoan. Vui quá.
Chả vấn đề gì. Công ty vẫn phát triển. Tôi thấy có cái gì đó rất thú vị ở đây. Hiếm nơi nào tôi thấy phạt nhiều vậy. Mới nghe, và chỉ nhìn ở một phía, chúng ta sẽ thấy rằng nơi này thật đáng ghét. Nhưng sao khi nói về việc nghỉ việc, nơi nhiều cái phạt đó lại ít và gần như không có người nghỉ.
Bạn tôi vẫn chia sẻ tiếp. Mặc dù phạt nhiều nhưng được cái ở đây lại có được cái mọi người cần: thu nhập cao so với thị trường. Một số đãi ngộ tốt. Anh chị có tin được không, ở đây có chính sách hỗ trợ: mỗi người sẽ được cấp 200.000 VND để liên hoan. Cuối tháng tiền chuyển vào tài khoản. Thật lạ khi công ty cấp tiền cho nhân viên để liên hoan. Thế là, cứ cuối tháng các phòng ban lại rủ nhau đi nhậu. Vui không tả hết. Nhậu nhiều đến độ, có cái sinh nhật, trước mỗi tháng tổ chức 1 lần. Sau vì mọi người liên hoan hàng tháng rồi nên đổi sang quý 1 lần. Công ty cho mỗi lần tổ chức là 1 triệu. 3 tháng gộp lại cũng được 3 triệu. Vậy là thêm được bữa liên hoan nữa.
Hẳn ở đây ai cũng nghĩ: phạt nhiều xung quỹ. Mỗi tháng đôi triệu + với tiền sinh nhật. Thế là tha hồ liên hoan. Chả mất đi đâu. Rồi ai nấy chờ đến ngày sinh nhật quý của công ty. Lần sinh nhật 1 rồi đến lần sinh nhật 2 rồi lại đến lần sinh nhật 3. Thoắt cái đã hết 1 năm. Cũng hay.
Ở đây còn nhiều cái lạ lắm. Hóa ra cái phạt đó để cho vui vui. Góp cho mấy cái vui kia nó to hơn. Người bị phạt chắc cũng không lăn tăn. Liệu họ có nhớ để lần sau làm cho đúng quy định ?
Không biết đơn vị mọi người có vậy không?
Tìm hiểu kỹ hơn, tôi thấy con người Việt Nam chúng ta thế này:
1. Ưu điểm (, theo Wiki ):
“Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam.
Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau.
Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như "phép vua thua lệ làng", "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" thì khó có thể chấp nhận được.
Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa”
2. Nhược điểm (Theo Đất Việt):
“Để liệt kê những thói hư tật xấu của người Việt thì nhiều vô kể, nhưng tôi cho rằng căn bệnh lười là tật xấu điển hình của nhiều người Việt khiến cả trong nước và đối tác nước ngoài nhiều đều phải phàn nàn.
Sự lười biếng thể hiện rõ nhất trong công việc, ngay từ tác phong chậm chạp, thủng thẳng, cho tới phong cách làm việc dễ dãi, qua loa, làm nhanh chóng, làm cho xong việc, đi làm chỉ chờ đợi hết giờ để lĩnh lương.
Ở đâu cũng có thể bắt gặp những hình ảnh công sở thì đi muộn về sớm, đến cơ quan thì tám chuyện “tào lao xích đế”, đọc báo, làm việc qua loa. Trong doanh nghiệp thì ăn thật làm dối, chỉ chờ DN sơ hở là ăn cắp, ăn trộm…
Sự lười biếng nhìn thấy từ những công việc đơn giản như bốc vác, thợ hồ… cho tới những công việc phức tạp hơn như công nhân, kỹ sư, trí thức. Sự lười biếng tồn tại ở cả khu vực tư nhân cho tới khu vực nhà nước như làm công chức, lãnh đạo... Nó làm con người ngày càng lười biếng, không năng động, không sáng tạo, không tạo ra được năng suất lao động cao.
Người Việt làm thì lười nhưng lại thích lương cao. Thấy lương nước bạn cao gấp 15 lần mình thì không hài lòng, ấm ức nhưng lại không biết phải làm sao để giảm được nhân sự, tăng năng suất lao động, tăng tiền lương được hưởng.
Từ căn bệnh lười biếng lại sinh ra những thói xấu khác như ăn cắp vặt. Coi ăn cắp như một cách đề bù đắp lại đồng lương, tăng thêm thu nhập.”
Ưu điểm và nhược điểm của người Việt như thế này, hóa ra công ty tôi kể ở trên đang mần theo ưu điểm và nhược điểm đó.
Trở về với bài viết: “CEO nên làm gì về Quản trị Nhân sự” ( https://goo.gl/Tn8xEU ), tôi chia sẻ với mọi người rằng chúng ta nên xây dựng Hệ thống QTNS với một loạt công cụ. Tôi tiếp tục nâng cấp bài viết và nói về việc Hệ thống cần có cái gì để phù hợp với thế hệ Y, Z ( https://goo.gl/YZu27x ). Và tiếp tục, phần cuối này, theo tôi, hệ thống QTNS mà tôi nêu, để phù hợp Việt Nam, chúng ta nên xây dựng công cụ Văn hóa mạnh với :
- Chính sách phạt một cách mạnh mẽ để trị tính lười.
- Chính sách quan tâm nhiệt tình để thỏa mãn mong muốn coi trọng tình nghĩa, cộng đồng.
Ngoài Văn hóa chúng ta nên xây thêm chính sách đào tạo với nhiều bằng cấp, khen thưởng với những cái tên gọi mỹ miều để thỏa mãn nhu cầu học tập bằng cấp. Bên cạnh đó các công cụ (Hr tool) khác chúng ta vẫn xây sao cho tiêu chí rõ ràng, công bằng và phù hợp với quan điểm của CEO để điều chỉnh hành vi nhân viên.
Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant / KM for HrShare Community at Blognhansu.net.vn
Mục lục:
- Seri CEO và QTNS của tôi: https://goo.gl/Q8seK8
- Các bài viết về QTNS của Group QTvKN: https://goo.gl/5kbQQc
#quantrinhansu #blognhansu #nhansu #CEOvaQTNS