Chúng ta có gì cho ứng viên “rường cột” tương lai để đàm phán ?

Những ngày cuối cùng của tháng 4 cũng gần cạn. Trời Hà Nội lúc nóng lúc lạnh. Trên con đường từ Bắc Ninh về Hà Nội, sau khi đào tạo tuyển dụng, tôi miên man vừa ngắm những nhà máy ven quốc lộ vừa suy nghĩ. Liệu những nhà máy này có tồn tại nếu họ không có các tướng tài, tâm phúc và cả đội quân phục vụ cho mục tiêu của những người đứng đầu. Những con người “rường cột” của các nhà máy đó vì sao họ đồng ý đầu quân?

Một trong những khâu quan trọng trong chữ Tuyển mà CEO nào cũng cần phải thành thục đó là biết cách đàm phán để thuyết phục những ứng viên có thể sẽ là “rường cột” đồng ý gia nhập công ty và phấn đấu cho mục tiêu chung. Đây là một kỹ năng quan trọng. Để làm được việc này, CEO cần phải đưa ra được miếng bánh đủ để đánh trúng tâm lý và nhu cầu ứng viên. Liệu chúng ta có gì cho ứng viên “rường cột” tương lai để đàm phán ?

Để đàm phán với họ chúng ta nên làm theo các bước sau:

Rõ ràng đầu tiên, chúng ta cần nắm bắt được tâm lý của ứng viên. Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thế giới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi hoạt động của con người. Tức là chúng ta thông qua các hành vi ứng viên và suy đoán các hiện tương tinh thần của họ. Chúng ta có cách hiểu đơn giản hơn: Tâm là bên trong. Lý là suy nghĩ. Tâm lý là suy nghĩ bên trong của mỗi người. Nắm bắt tâm lý ứng viên là nắm bắt suy nghĩ bên trong của họ.

Từ nắm bắt được suy nghĩ bên trong chúng ta có thể hiểu được thực sự nhu cầu của ứng viên. Nhu cầu thì hẳn ai cũng biết. Và ai cũng có một nhu cầu lớn nào đó nằm trong tháp nhu cầu Maslow. Maslow là của châu Âu nên chúng ta sẽ chuyển thể đôi chút sang châu Á. Cụ thể chúng ta có 5 cấp nhu cầu:

I. Nhu cầu cơ bản
1. trả luơng đúng ngày, và đảm bảo các khoản phúc lợi,
II. Nhu cầu an toàn:
2. nhận được sự quan tâm từ cấp trên.
III. Nhu cầu gia nhập:
3. có dịp gặp gở lãnh đạo cao cấp, hoặc tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được phát triển những thế mạnh của từng cá nhân.
IV. Nhu cầu ngưỡng mộ:
4. được nể trọng,
5. phát nhiều tiền thưởng, chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi
6. lương cao.
7. được đặc quyền khi nhận một nhiệm vụ, hay hoàn tất một nhiệm vụ.
V. Nhu cầu vị thế:
8. đựơc đề bạt vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn.

Nắm bắt suy nghĩ, nắm bắt nhu cầu, chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra được miếng bánh mà ứng viên của chúng ta muốn ăn. Tuy nhiên chiếc bánh của chúng ta có cái gì là chuyện đáng bàn. Vậy anh chị em đã có những gì trong những thứ sau:

(1) Danh tiếng công ty
- Quy mô & doanh thu lớn
- Thương hiệu, sản phẩm / dịch vụ thành công
- Đổi mới và phát triển nhanh
- Có tinh thần làm chủ và hướng tới khách hàng
- Trách nhiệm xã hội tốt
- Phát triển bền vững với môi trường
- Đạo đức và chính trực
- Công ty đa quốc gia

(2) Chất lượng công việc và cuộc sống
- Chương trình chăm sóc sức khỏe và đời sống tốt
- Chương trình chăm sóc gia đình tốt
- Công việc linh hoạt
- Khối lượng công việc cân bằng và có thể kiểm soát được
- Văn phòng đẹp, tại vị trí thuận lợi
- Môi trường làm việc an toàn
- Trang thiết bị và đội ngũ hỗ trợ hiệu quả
- Chương trình hỗ trợ tài chính công việc và cuộc sống.

(3) Đội ngũ lãnh đạo
- Đội ngũ lãnh đạo giỏi
- Tầm nhìn gây cảm hứng và chiến lược rõ ràng
- Khả năng gắn kết nhân viên tốt
- Khả năng thống nhất và liên kết tốt các phòng ban
- Phát triển nhân tài và trao quyền cho nhân viên
- Xây dựng cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả
- Quy trình làm việc và truyền thông nội bộ hiệu quả

(4) Lương thưởng phúc lợi
- Mức lương cạnh tranh
- Phúc lợi hấp dẫn
- Thưởng công bằng
- Tăng thu nhập thường xuyên
- Thu nhập tương lai hấp dẫn
- Công việc ổn định

(5) Cơ hội phát triển
- Công việc thú vị với nhiều trải nghiệm đa dạng
- Quy mô công việc lớn và đóng góp được nhiều
- Huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp
- Kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng
- Thăng tiến nhanh
- Phát triển khả năng lãnh đạo phù hợp
- Chính sách hỗ trợ học tập
- Kinh nghiệm làm việc quốc tế

(6) Văn hóa và giá trị
- Chuyên nghiệp
- Công bằng và tôn trọng
- Ghi nhận và tưởng thưởng
- Tin cậy và minh bạch
- Tuyển dụng và đãi ngộ nhân tài
- Tinh thần đồng đội
- Môi trường làm việc năng động và sáng tạo
- Con người thân thiện
- Đa dạng và linh hoạt

Liệt kê những thứ chúng ta có, nắm bắt được nhu cầu ẩn sâu sau suy nghĩ ứng viên, cơ hội đưa được ứng viên “rường cột” về công ty sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Chúc các CEO tuyển người thành công!

Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant / KM for HrShare Community at Blognhansu.net.vn

Pin It

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *