Hôm nay, trời rất đặc biệt, sáng nắng trưa thì dịu mát và tối thì mưa rào. Theo thói quen, tôi vào Group Quản trị và Khởi nghiệp xem có gì mới đọc không? Đập vào mắt là bài viết của anh Đặng Tuấn Tiến với tiêu đề: “triết lý cục kẹo và lý do nhân viên nghỉ việc”. Đúng mảng Quản trị Nhân sự nên tôi vào xem luôn. Đại ý bài nói về “một thực trạng xảy ra thường xuyên trong rất nhiều doanh nghiệp”:
1. Đa phần, các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng môi trường khá thoải mái. Họ thích đánh giá năng lực của nhân viên thông qua KẾT QUẢ, không cần câu nệ quá nhiều về quá trình và hình thức.
2. Còn doanh nghiệp Việt lại thích quản lý dựa trên 2 từ TRÁCH NHIỆM đầy nặng nề và áp lực. Họ hiểu sai, hay cố tình hiểu sai sự CỐNG HIẾN TỰ NGUYỆN trở thành NGHĨA VỤ ÉP BUỘC.
Anh liên kết ý của “triết lý cục kẹo” với việc nhân viên cứ cống hiến nhiều và dẫn tới chủ doanh nghiệp nghĩ rằng việc cống hiến là đương nhiêu. Họ sẽ chỉ nhớ duy nhất về cái ngày nhân viên về đúng giờ. Thực ra đoạn này là tôi tự suy chứ anh không hề có nói thế. Anh khá tản mạn khi không liên kết đoạn đầu với đoạn giữa và đoạn cuối. Nhưng bài của anh vẫn hot.
Theo tôi, bài viết bắt đúng tâm lý của con người Việt Nam mà tôi đã từng viết (Theo Đất Việt): “Để liệt kê những thói hư tật xấu của người Việt thì nhiều vô kể, nhưng tôi cho rằng căn bệnh lười là tật xấu điển hình của nhiều người Việt khiến cả trong nước và đối tác nước ngoài nhiều đều phải phàn nàn.
Sự lười biếng thể hiện rõ nhất trong công việc, ngay từ tác phong chậm chạp, thủng thẳng, cho tới phong cách làm việc dễ dãi, qua loa, làm nhanh chóng, làm cho xong việc, đi làm chỉ chờ đợi hết giờ để lĩnh lương.
Ở đâu cũng có thể bắt gặp những hình ảnh công sở thì đi muộn về sớm, đến cơ quan thì tám chuyện “tào lao xích đế”, đọc báo, làm việc qua loa. Trong doanh nghiệp thì ăn thật làm dối, chỉ chờ DN sơ hở là ăn cắp, ăn trộm…
Sự lười biếng nhìn thấy từ những công việc đơn giản như bốc vác, thợ hồ… cho tới những công việc phức tạp hơn như công nhân, kỹ sư, trí thức. Sự lười biếng tồn tại ở cả khu vực tư nhân cho tới khu vực nhà nước như làm công chức, lãnh đạo... Nó làm con người ngày càng lười biếng, không năng động, không sáng tạo, không tạo ra được năng suất lao động cao.
Người Việt làm thì lười nhưng lại thích lương cao. Thấy lương nước bạn cao gấp 15 lần mình thì không hài lòng, ấm ức nhưng lại không biết phải làm sao để giảm được nhân sự, tăng năng suất lao động, tăng tiền lương được hưởng.
Từ căn bệnh lười biếng lại sinh ra những thói xấu khác như ăn cắp vặt. Coi ăn cắp như một cách đề bù đắp lại đồng lương, tăng thêm thu nhập.” Do bản chất đó nên Hệ thống Quản trị Nhân sự mới phải có cái Nội quy đưa ra rất nhiều hình phạt. ( https://goo.gl/5o6ZSb ). Chúng ta là người Nhật xem. Tôi sẽ khuyên vội các CEO cho mọi người tiền để nghỉ việc đúng giờ ngay.
Trong bài còn có một ý nếu ở cương vị người đứng đầu làm theo (không giao nhiều việc hơn, áp lực hơn) thì sẽ vi phạm một trong 16 quy tắc khi xây dựng HT QTNS mà tôi đã từng nêu ( https://goo.gl/azFXoR ): « Tạo khoảng trống thiếu Nhân sự bằng gia tăng áp lực công việc lên hệ thống hoặc loại bớt nhân sự.» (MCG)
Nhân tiện bài của anh Tiến, tôi muốn chia sẻ để làm rõ hơn quy tắc mà tôi vừa nêu. Tôi đã từng thấy có công ty làm theo tắc trên. Doanh nghiệp đó có thể không có mục tiêu đầu năm rõ ràng nhưng lại có một cách giao việc rất hay. Cách đó như thế này : Cứ cuối tháng, trưởng bộ phận sẽ giao mục tiêu công việc cho nhân viên tháng tới. Dựa trên kết quả cuối tháng, sếp giao cho nhân viên một con số sao cho con số mới bằng 110% với con số cũ. Đi kèm với việc giao chỉ tiêu này là quy chế thưởng phạt. Sếp đưa ra một cục thưởng A. Nếu :
- Tỷ lệ % hoàn thành công việc đạt 92% so với chỉ tiêu thưởng 15% trên mức thưởng. Từ 93% mỗi % tăng thêm thưởng 10% trên mức thưởng
- Tỷ lệ % hoàn thành công việc so với chỉ tiêu từ 88%-91% không thưởng, không phạt
- Tỷ lệ % Hoàn thành công việc từ 87% trở xuống, mỗi % giảm phạt 8% trên mức thưởng
Ngoài ra, sếp còn quy các KQTCV và mục tiêu ra điểm. Quy điểm ra tiền. Làm được bao nhiêu thì thưởng tiền bấy nhiêu. Thưởng theo cấp. Cái gì, hay công việc nào cũng cố quy ra điểm hết. Nhân viên làm mà cứ như kiểu chơi game (trò chơi).
Vậy đấy, bạn có muốn chơi một trò chơi mà bạn được trả lương cơ bản để chơi, hoàn thành điểm là được tiền, đến cuối màn nếu đạt KQCV thì được thưởng lớn không ? Tôi thấy mọi người trong công ty có vẻ hứng khởi khi chơi. Đấy gọi là làm mà chơi, chơi mà làm. Chơi nhưng rất đúng quy tắc phát triển doanh nghiệp.
Không biết công ty anh chị có áp dụng cách giao việc này chưa ?
Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant / KM for HrShare Community at Blognhansu.net.vn
Mục lục:
- Seri CEO và QTNS của tôi: https://goo.gl/Afmd6V
- Các bài viết về QTNS của Group QTvKN: https://goo.gl/2NBreq
#quantrinhansu #blognhansu #nhansu #CEOvaQTNS